Mở cửa: 7h30-17h30 các ngày từ thứ 2 - Chủ nhật

“SIÊU LÃI” nhờ bỏ túi kinh nghiệm kinh doanh quán ăn này

Bạn chuẩn bị kinh doanh quán ăn? Bạn còn đang loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu? Phải làm như thế nào để kinh doanh hiệu quả? Đừng lo lắng, bài viết này Quang Huy Plaza sẽ mách bạn 12 kinh nghiệm kinh doanh quán ăn siêu lợi nhuận. Chắc chắn áp dụng đúng 12 mẹo nhỏ này quán ăn của bạn sẽ “hái ra tiền” ngay thôi!

Kinh nghiệm kinh doanh quán ăn cho người mới bắt đầu

Trước khi bắt tay vào hoạch định chiến lược kinh doanh bạn cần xác định được quán ăn của mình sẽ kinh doanh món ăn nào? Món ăn đó có phù hợp với số đông thị hiếu của khách hàng hay không, tỉ lệ lợi nhuận cao hay thấp và năng lực tài chính của mình. Nhằm đưa ra quyết định đúng đắn nhất

  • Lựa chọn mô hình kinh doanh quán ăn phù hợp 

Một số mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo: 

  • Kinh doanh quán ăn vặt
  • Kinh doanh quán ăn nhỏ
  • Kinh doanh đồ ăn sáng
  • Kinh doanh nhà hàng ăn uống
kinh nghiệm kinh doanh quán ăn, kinh nghiệm mở quán ăn
Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp
  • Lập kế hoạch kinh doanh quán ăn

Lập một kế hoạch kinh doanh quán ăn cũng giống như bảng hướng dẫn chi tiết, giúp chủ cửa hàng biết nên làm gì và thực hiện kế hoạch theo phương hướng nào. 

Khi lập kế hoạch bạn cần phải lên chi tiết từ ý tưởng kinh doanh, mục tiêu, kế hoạch…Việc lên càng chi tiết sẽ giúp quá trình thực hiện dễ dàng hơn

  • Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu 

Tiếp đến bạn cần phải nghiên cứu thị trường và xác định được xem khách hàng của bạn phục vụ trực tiếp là ai? Có thể là: trẻ em, người trung tuổi, nam – nữ, học sinh – sinh viên hay khối nhân viên văn phòng. 

Việc nghiên cứu này giúp bạn xây dựng được một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Xác định được menu chính, decor trang trí cho quán hay nhân viên phục vụ phù hợp. 

  • Mở quán cần bao nhiêu vốn?

Sau khi đã chọn được một mô hình kinh doanh quán ăn phù hợp với đại đa số khách hàng mục tiêu rồi. Bạn cần lập kế hoạch chi tiết dự trù xem số chi phí cần phải đầu tư ban đầu: 

  • Chi phí thuê mặt bằng, sửa chữa & trang trí lại không gian quán ăn. 
  • Chi phí đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất ban đầu. Bao gồm: bàn ghế, dụng cụ nhà bếp, thực phẩm, điện – nước, 
  • Chi phí nhân công: nhân viên thu ngân, phục vụ bàn ăn…
  • Chi phí quảng cáo, marketing…
Dự trù vốn đầu tư ban đầu
Dự trù vốn đầu tư ban đầu

Đây là các chi phí cần phải chi trả cơ bản nhất khi bắt đầu kinh doanh quán ăn. Bạn cần lên một con số ước lượng thông qua việc khảo sát thực tế các quán ăn trên cùng tuyến phố với bạn hoặc các quán ăn cùng kinh doanh chung 1 menu. Nên dự trù 1 khoản chi phí để đề phòng rủi ro, sửa chữa thiết bị nếu chẳng may hỏng hóc. 

Thuê mặt bằng kinh doanh quán ăn 

Mặt bằng kinh doanh là yếu tố chính quyết định tới sự thành – bại trong cả hoạt động kinh doanh quán ăn của bạn. Bởi vậy, bạn cần xem xét kĩ càng việc thuê mặt bằng kính doanh. Những địa điểm kinh doanh có các yếu tố sau sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn được thuận lợi: 

Mặt bằng quán ăn
Mặt bằng quán ăn
  • Giao thông thuận lợi: bạn cần xác định xem quán ăn của mình nằm trên khu vực nào có thuận lợi cho việc dừng đỗ, quay đầu hay để xe hay không? Lưu lượng giao thông qua đây nhiêu hay ít. Nếu quá ít thì số lượng khách hàng tới quán bạn cũng sẽ không khả quan. 
  • Các hàng quán xung quanh: Bạn không nên chọn địa điểm mà có quá nhiều quán ăn bên cạnh trùng thực đơn với quán của bạn. Như vậy sẽ tạo ra độ cạnh tranh cao, lượng khách giảm. Hãy tìm những địa điểm mà các quán ăn xung quanh kết hợp với quán ăn của bạn tạo thành chuỗi liên kết hình thành tuyến phổ ẩm thực, khu ăn vặt, bán đồ ăn sáng. Nhằm đẩy mạnh thương hiệu, thu hút khách hàng và tăng doanh thu. 
  • Nơi có nhu cầu ăn tiệm cao: Vấn đề này nghe có vẻ phi lý, tuy nhiên lại là một trong những yếu tố giúp bạn bán được số lượng đồ ăn nhiều hay ít. Những nơi mà có nhu cầu ăn tiệm cao bạn có thể lựa chọn như gần bệnh viện, tòa nhà văn phòng, bến xe, trường học….
  • Giá thuê mặt bằng hợp lý: Khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ phải đầu tư khá nhiều khoản từ cơ sở vật chất, nhân công, mặt bằng. Bởi vậy, bạn cần chọn nơi có chi phì thuê mặt bằng không quá đắt đắt đỏ. Tại các tuyến phố trung tâm sẽ có giá thuê mặt bằng cao hơn so với các địa điểm ở ngoài rìa. 

Lựa chọn phong cách trang trí cho quán ăn 

Khi bạn đã xác định được đối tượng mục tiêu mà quán ăn của mình hướng tới là gì rồi thì bạn tiến hành trang trí phong cách quán cho phù hợp. Phong cách của quán phải đảm bảo đầy đủ 2 tiêu chí:

  • Phù hợp với đối tượng khách hàng hướng tới
  • Hình ảnh xoay quanh menu chính của quán bạn. 

Bạn có thể lựa chọn các chất liệu có sẵn, hoặc tự thiết kế riêng không gian quán để giúp chúng nổi bật, ấn tượng hơn. Bên cạnh đó bạn sắp xếp các nội thất hợp lí, lối đi thoải mái. Khi vào quán cảm thấy thoải mái không bị chật chội, khó chịu. Tiếp nối không gian quán với bếp nấu được thuận lợi cho việc di chuyển và phục vụ. Nếu mặt bằng chung quá hạn hẹp bạn có thể sử dụng vách ngăn để ngăn riêng từng phòng cũng là 1 giải pháp hợp lý. 

Trang trí quán thật "chill" cũng giúp thu hút khách hàng
Trang trí quán thật “chill” tạo ấn tượng với khách hàng

Trang bị cơ sở vật chất thiết bị 

Tùy vào từng mô hình kinh doanh bạn lựa chọn từ nhỏ, vừa hay lớn để có thể đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị ban đầu. Bạn cần đầu tư thiết bị phù hợp với khách hàng mục tiêu: bàn ghế, dụng cụ nhà bếp như nồi, bát, chén, đũa, đĩa, dĩa, thìa, tủ lạnh…

  • Với bàn ghế bạn cần lựa chọn trang trí phong cách mới lạ, độc đáo nhưng vẫn đảm bảo giúp khách hàng ngồi thưởng thức món ăn được thoải mái nhất. 
  • Dụng cụ nhà bếp: bạn cũng cần đầu tư những thiết bị có chất lượng tốt để tránh việc hỏng hóc trong quá trình chế biến thực phẩm phục vụ khách hàng. 

Lên menu bán hàng 

Nhằm phát triển thương hiệu riêng của mình bạn cần xác định được món ăn chính định kinh doanh. Cũng như số lượng các món có trong menu để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Giá bán cần được niêm yết rõ ràng, hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. 

Bạn cũng cần thiết kế thực đơn một cách khoa học, hợp lý như góc đồ ăn, đồ uống…để khách hàng đa dạng sự lựa chọn. Nhờ đó doanh thu quán ăn của bạn cũng tăng thêm thông qua các món phụ đi kèm. 

Thiết kế menu khoa học
Thiết kế menu khoa học, đa dạng

Nhân viên chuyên nghiệp 

Nhân viên phục vụ thân thiện, chuyên nghiệp cũng là một trong những yếu tố giúp quán ăn hoạt động hiệu quả hơn. Nhân viên phục vụ chiến 40 – 50% cảm tình của khách hàng. Dù quán ăn của bạn phục vụ những món ăn hấp dẫn, lạ miệng với giá cả phải chăng mà thái độ phục vụ của nhân viên kém nhiệt tình, thân thiện, vui vẻ thì thực khách sẽ 1 đi không trở lại. 

kinh nghiệm kinh doanh quán ăn, kinh nghiệm mở quán ăn
Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp

Bởi vậy, kinh nghiệm kinh doanh quán ăn, nhà hàng cần tuyển chọn những nhân viên chuyên nghiệp. Đáp ứng đủ các yếu tố: 

  • Nhân viên phục vụ nhanh nhẹn, vui vẻ, thân thiện. Bên cạnh đó, phục vụ quán ăn thường sẽ phải bưng bê đồ ăn nóng nên nhân sự cần cẩn thận, khéo léo không làm vỡ đồ, ảnh hưởng tới khách hàng. 
  • Nhân viên cần ăn mặc chỉn chu, sạch sẽ, ăn nói nhẹ nhàng lễ phép nhằm gây được thiện cảm với khách hàng. 
  • Đối với nhân viên bếp cần đảm bảo rằng quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, luôn đi bao tay, đeo tạp dề khi chế biến thực phẩm. 

Xin giấy phép kinh doanh

Ngoài việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh, thực đơn chính, đầu tư chi phí ban đầu…thì việc quan trọng bạn cần làm đó xin giấy phép kinh doanh, giấy đảm bảo đủ điều kiện an toàn, phòng chống cháy nổ…với chính quyền sở tại nơi bạn thuê mặt bằng. 

Việc chuẩn bị đầy đủ các giấy phép kinh doanh giúp quán ăn của bạn hoạt động ổn định nhằm tạo sự tin tưởng của khách hàng dành cho quán ăn của mình. Hơn thế nữa, tránh tình trạng quán bị gián đoạn quá trình kinh doanh do cơ quan chức năng kiểm tra thường niên. 

Giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh

Quy định an toàn thực phẩm

Nhằm đảm bảo quán ăn của bạn đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi bắt tay vào kinh doanh ẩm thực bạn cần chú trọng các vấn đề sau: 

  • Vị trí đặt bếp ăn phải được phân tách với nơi bán hàng. Bếp ăn đảm bảo đồ ăn sống và đồ ăn chín để riêng biệt tránh để lẫn lộn gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Nguồn thực phẩm đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ. Thực phẩm sống phải tươi mới, không sử dụng loại thực phẩm đã hết hạn sử dụng, héo úa, thối rữa. 
  • Nguồn nước đạt quy chuẩn phục vụ chế biến, ăn uống. Không sử dụng các nguồn nước chưa qua xử lý. 
An toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm

Đặt tên cho cửa hàng

Một cái tên thật “kêu” cũng là một điểm ấn tượng để khách hàng nhớ tới bạn và lựa chọn mỗi khi có nhu cầu ăn uống. Bạn có thể đặt tên cửa hàng theo món ăn chính trong thực đơn kết hợp với tên chủ quán hoặc đặc tính riêng của quán ăn. Đây cũng là một trong những cách đặt tên gợi nhớ về món ăn quán của bạn với khách hàng. 

Quảng bá cửa hàng

Cuối cùng, dù mô hình quán ăn nhỏ hay lớn bạn cũng cần phải quảng bá cửa hàng tới đông đảo khách hàng xa gần. Nếu không làm marketing, quảng bá hình ảnh thì rất khó có thể cạnh tranh với hàng loạt đối thủ cùng kinh doanh mặt hàng tương tự như bạn. 

Bạn có thể lập 1 fanpage riêng cho quán ăn của mình. Page đó giới thiệu thực đơn chính, đăng hình những món ăn hấp dẫn, những vị khách đến ủng hộ quán mỗi ngày. Hay đơn giản là những feetback của khách hàng khen ngợi món ăn…

Ngoài ra, quán ăn của bạn cũng cần chạy các chương trình giảm giá, khuyến mại, tặng voucher, quảng cáo trên các kênh thương mại điện tử…Việc quảng bá này tùy thuộc vào ngân sách riêng của bạn. 

Lập kênh bán hàng
Lập kênh bán hàng để quảng báo thương hiệu

5 Lỗi thường gặp khi mở quán ăn CẦN TRÁNH

Ngoài việc áp dụng những kinh nghiệm mở quán ăn giúp công việc kinh doanh hiệu quả. Bạn cũng cần tránh 5 lỗi này để hạn chế rủi ro, thua lỗ khi mới bắt đầu kinh doanh. 

kinh nghiệm kinh doanh quán ăn, kinh nghiệm mở quán ăn
Kinh doanh quán ăn

Không lên chi tiết kế hoạch kinh doanh

Kinh doanh quán ăn là công việc hết sức phức tạp cần có sự tính toán chi tiết, hoạch định kế hoạch cụ thể. Nhưng không ít chủ quán ăn lại bỏ qua bước này vì chủ quan hoặc ngại mất thời gian dẫn đến việc kinh doanh thất bại. 

Bởi vậy, để tránh lãng phí chi phí và giúp công việc kinh doanh thành công bạn nên lập chi tiết kế hoạch kinh doanh trước khi bắt đầu kinh doanh.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh không phù hợp

Thành công hay thất bại của việc kinh doanh quán ăn phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn địa điểm kinh doanh hợp lí hay không. Đôi khi để tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu nhiều chủ đầu tư lựa chọn mặt bằng thuê rẻ, xa dân cư, giao thông khó khăn…Đây chắc chắn là sai lầm nghiêm trọng, bởi những vị trí này đồng nghĩa việc thực khách cũng rất ít. 

Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh
Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh không phù hợp

Bảo lưu ý tưởng

Ý tưởng của bạn rất tuyệt nhưng khi áp dụng vào thực tế thì lại không hề đơn giản. Thay vì giữ khư khư ý tưởng kinh doanh đó bạn hãy linh hoạt với thực tế hoặc tham khảo các chuyên gia tư vấn trong ngành ẩm thực. Nhằm tạo ra một bản kế hoạt chi tiết, hoàn hảo để giúp công việc kinh doanh quán ăn hiệu quả. 

Vốn đầu tư hạn hẹp

Công việc kinh doanh luôn tiềm ẩn những rủi ro cũng như xảy ra các tình huống bât ngờ. Bởi vậy, bạn nên dự trù thêm một nguồn vốn lưu động để có thể ứng biến với các tình huống đó, tránh làm gián đoạn công việc kinh doanh. 

Không đảm bảo chất lượng

Ngoài việc đầu tư chăm chút cho không gian quán, cơ sơ vật chất thì việc đầu tư đảm bảo chất lượng món ăn cũng là điều vô cùng quan trọng. Thực khách bây giờ rất “kén”  vị, nên những quán ăn không đảm bảo chất lượng thì rất ít khách hàng quay lại lần 2. 

Để góp phần giúp quán ăn của bạn kinh doanh thu được lợi nhuận khủng bạn cũng nên đầu tư một bộ thiết bị bếp công nghiệp chất lượng. Quang Huy Plaza đơn vị vàng cung cấp thiết bị bếp công nghiệp: tủ cơm công nghiệp, bếp công nghiệp, nồi nấu phở…. Đến với Quang Huy, chắc chắn bạn sẽ lựa chọn được đầy đủ các thiết bị bếp mình cần với giá thành rẻ, chất lượng tốt, thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Bạn cần tư vấn sản phẩm, đặt hàng mời liên hệ Hotline: 0379.377.888

13 Kinh nghiệm kinh doanh quán ăn được Quang Huy Plaza đúc rút và chia sẻ với bạn. Cùng những lỗi cơ bản cần tránh trong kinh doanh quán ăn giúp bạn có những kinh nghiệm bổ ích, hạn chế rủi ro, thu lỗ. Hi vọng rằng với những thông tin hữu ích trên giúp bạn kinh doanh hiệu quả, đạt lợi nhuận cao.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Để lại bình luận, đánh giá cho bài viết này