Mở cửa: 7h30-17h30 các ngày từ thứ 2 - Chủ nhật

Cách Nấu Phở Gà: Ngon ngất ngây, Đúng vị nhất tại nhà

Có khá nhiều bài viết chia sẻ chi tiết về khẩu phần, định lượng,… liên quan cách nấu phở gà. Tuy nhiên, bí quyết không nằm ở những con số mà lại phụ thuộc vào kỹ năng. Đôi khi, bạn đong đếm đúng tỷ lệ nhưng lại không cho ra được hương vị như mong muốn. Với món ăn này, cần phải thực hành nhiều lần để tạo nên kết cấu hoàn chỉnh. 

1. Phở gà – đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam

Trên con đường ẩm thực truyền thống, phở bò, phở gà luôn đồng hành cùng nhau tiến về phía trước. Bạn đã bao giờ thấy “fan phở bò”, “fan phở gà” cạnh tranh xem loại nào ngon hơn chưa nhỉ? Thực tế, mỗi món đều có nét đại diện cho ẩm thực Việt nên cũng chẳng ai chia bè phái. Phở gả dù là “đàn em” nhưng tạo ra những ấn tượng vô cùng thú vị. 

1.1 Sợi phở trắng mềm

Thầm cảm ơn người nghệ nhân đã làm ra món phở từ những hạt ngọc của trời. Sợi nào cũng trắng tinh, thơm mùi đặc trưng của tinh bột.

Sợi phở gà

Thêm nước sôi cũng không làm mất đi sự dai, mềm vốn có. Nếu cùng là sợi phở như vậy nhưng dùng nước dùng như bún riêu, ốc,… thì lại thành món khác. 

1.2 Thịt gà tươi ngon, săn chắc

Gà được luộc và lọc xương sẵn nên rất tiện khi thưởng thức. Từng miếng da vàng ươm bọc lấy thịt hồng hồng, trắng trắng, vẫn còn ngậm nước. Vừa đưa lên miệng đã ngửi thấy mùi thơm nồng, tiếp đến là vị ngọt tiết ra. Hòa lẫn với gia vị phở khiến mỹ thực như được nâng lên tầm cao mới. Thịt gà đôi khi còn mang lại cảm giác khoái khẩu hơn thịt bò mà còn không bị ngấy. 

1.3 Nước dùng ngọt thanh

Nước được ninh trực tiếp từ xương gà, thêm 1 số loại rau củ nên có độ ngọt tự nhiên. Váng mỡ không nhiều, khiến món trở nên thanh đạm hơn rất nhiều. So với các loại phở khác thì phở gà ít calo hơn. Tuy nhiên, các thành phần bên trong đều rất cân đối và bổ sung đầy đủ vi chất. Vì vậy, đây là sự lựa chọn của anh chị em đang giảm cân.

Nước dùng phở gà ngọt thanh

✖✖✖ CHIA SẺ: Cách nấu phở gà Hà Nội

2. Cách nấu phở gà ngon, thơm, đơn giản nhất tại gia

Với những ai đã có kinh nghiệm nấu nướng thì thường có rất nhiều biến tấu sáng tạo khi nấu phở. Nhìn chung thì đây cũng là món ăn được thực hiện khá dễ dàng. Nếu chưa từng vào bếp cũng đừng lo. Công thức dưới đây sẽ chỉ dẫn bạn từ A-Z, đảm bảo ai cũng phải trầm trồ. 

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gà ta (nguyên con hoặc đùi, cánh tùy khẩu phần): Nếu chọn gà theo phần thì bạn nên mua thêm phần xương riêng. 
  • Sợi phở tươi
  • Thanh quế, hoa hồi, hạt mùi,…
  • Hành hoa (mua được loại có củ trắng lớn càng tốt), mùi ta, lá chanh,…

Nguyên liệu nấu phở gà

2.2 Các bước làm

B1: Luộc gà

  • Cắt bỏ phần màu vàng (tuyến hôi) ngay trên phao câu để thịt + nước không bị mùi. 
  • Gà sau khi vệ sinh nhiều lượt nước thì để ráo. Lấy miếng nghệ tươi để nhuộm da vàng cho đều màu. Dùng kéo cắt chân để riêng (có thể cho vào luộc cùng nếu thích ăn). 
  • Thả gà và đợi sôi bùng lần 2 thì đậy nắp, giảm ⅔ nhiệt, đun khoảng 20”
  • Tắt bếp, om vung thêm 10” để tận dụng hết hơi nóng bên trong. 
  • Vớt gà ra để ráo nước và tiến hành lọc xương với thịt riêng. Các miếng nên cùng dao cắt để da và thịt được dính liền. 

Luộc gà

B2: Chế nước lèo

  • Dùng phần xương đã lọc thả vào nồi phở điện đun. Nếu muốn nước ngọt hơn, bạn có thể mua xương gà (dùng muối khử mùi). 
  • Tới khi nước sôi thì cho giảm ½ nhiệt, thả hành tây và củ cải hầm chung. 
  • Các hương liệu như hồi, quế thì nướng thơm, rang chín hoặc cho vào lò vi sóng khoảng 3”. Nên cho vào 1 túi lọc và buộc kín, thả vào nồi nước hầm, sau 30′ thì vớt ra ngoài. 
  • Chắt nước riêng ra 1 chiếc nồi khác và nêm gia vị tới khi vừa miệng. 

Nấu nước lèo phở gà

B3:  Hoàn thiện

  • Trụng phở cùng giá đỗ, rây cho ráo hết nước và cho ra tô. Xếp thịt gà lên trên cùng. Nếu thích trứng non và lòng gà thì bạn mua thêm, luộc chín và bày cùng luôn nhé!
  • Hành lá chia làm 2: Đầu hành cắt khoảng 10cm, chẻ dọc thành sợi. Thân hành cắt nhỏ cùng mùi ta. Rải cả 2 lên trên thịt gà. Chan nước dùng ngập nguyên liệu, thêm chút lá chanh băm nhỏ và bắt đầu nếm thử. 
  • Vắt thêm chút chanh hoặc ăn cùng hành ngâm giấm sẽ rất ngon.
  • Thịt gà mềm, chắc mà không bị dai hay bở bục, da sật sật, giòn đúng điệu. 

Tô phở gà thành phẩm

3. Bí quyết làm phở gà ngon của quán ăn đắt khách

Những thương hiệu nổi tiếng đều có cách thức riêng để giữ được phong độ. Dù nấu hàng ngàn lần vị ngon vẫn không đổi, nước phở bán cả ngày luôn đậm đà, thơm dịu. 

3.1 Chọn thịt gà ta chuẩn

Thịt gà ta và gà công nghiệp rất dễ phân biệt, đặc biệt với những người sành ăn. Vì thế, bạn đừng nghĩ tới việc dùng thịt bở nhưng lại trưng biển “phở gà ta”. Thực khách sẽ nhận ra ngay lập tức chỉ sau 1 gắp thôi đấy. 

  • Phần da cổ không bị bùng nhùng mỡ, đã được loại bỏ sạch lông. Vết cắt tiết nhỏ, không bị mất mảng da hay rời rạc. 
  • Trọng lượng phải tương xứng với thân hình bên ngoài (vấn đề gà bị bơm hơi, bơm nước cho tăng trọng khá nhức nhối). 
  • Nếu bán hàng thì buộc phải nhập gà ta từ những cơ sở uy tín, có kiểm dịch rõ ràng. 

Chọn thịt gà ta

3.2 Khử mùi hôi tanh của gà

Thịt gà không bị hôi nồng như vịt hay ngan nên công đoạn sơ chế cũng trở nên đơn giản hơn. Ngoài cách dùng muối chà xát được giới thiệu bên trên, bạn có thể tận dụng chanh, giấm. Hoặc ngâm gà với rượu gạo (rượu hoa, rượu ngâm,…) khoảng 15-20” trước khi đem luộc. Tuyệt đối không được quên gừng (để tươi hoặc nướng chín đều được) khi luộc gà. 

3.3 Tận dụng giá trị bộ nồi phở

Bộ nồi phở điện ngày nay đã trở thành thiết bị đắc lực của các tiệm bán phở lớn, nhỏ. 1 bộ được bán ra thị trường gồm 2-3 chiếc nồi được gắn vào bộ khung (xe đẩy hoặc bệ đỡ). Việc bán hàng nhờ vậy trở nên chuyên nghiệp với thao tác cực kỳ nhanh gọn.

Dùng 1 chiếc để hầm xương, chiếc còn lại để chắt nước và chế thành hương vị như ý. Nồi nhỏ nhất sẽ được sử dụng để đun nước sôi, dùng trụng bánh phở, thịt,… Thực khách nhìn thấy sự sạch sẽ ấy dù khó tính cũng phải thích mê.

Bộ nồi nấu phở gà

Cách nấu phở gà so với loại thịt khác khác đều dễ làm và tiết kiệm thời gian hơn. Đây cũng là món cung cấp đủ dưỡng chất, chắc dạ nhưng lại ít chất béo. Nếu cân đo đúng hàm lượng, bạn vẫn có thể đưa vào menu ăn kiêng, không lo mập. 

Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Để lại bình luận, đánh giá cho bài viết này