Mở cửa: 7h30-17h30 các ngày từ thứ 2 - Chủ nhật

12 Loại Rau Ăn Phở: Thơm, Ngon, Tăng hương vị cực tốt

Khi ăn phở mà không có thêm đĩa rau thơm đi kèm thì chẳng khác gì cực hình. Hương vị có ngon, có dậy mùi nước dùng hay không nằm hết ở thứ nguyên liệu thân quen ấy. Cùng khám phá 12 loại rau ăn phở đa dạng hình thù, màu sắc và mùi vị để xem bạn hợp với loại nào nhất nhé!   

1. Rau ăn phở: gia vị không thể thiếu cho món ngon trọn vị

Dù ăn ở ngoài tiệm hay nấu và thưởng thức tại gia thì đi kèm tô phở ú ụ topping không thể nào thiếu được phần rau thơm xanh mướt. Gia vị này không chỉ giúp món ăn tăng độ ngon lên gấp bội mà còn chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe người dùng.

1.1 Rau giảm vị cay nóng

Các loại rau đều chứa nhiều nước và vitamin nên khi ăn cùng với các món phở gà, phở bát đá, phở bò thì giúp giảm vị cay nóng.

rau ăn phở ngon

Rau thơm giúp trung hòa vị cay của ớt và các thành phần dầu mỡ gây nóng cho cơ thể. Đã thế, các loại rau còn chứa nhiều chất xơ giúp đường ruột luôn khỏe. Bạn không còn sợ các chất đạm có trong phở gây khó tiêu nữa.

1.2 Tăng hương vị hấp dẫn

Không thể phủ nhận các loại rau thơm với màu sắc và mùi vị riêng có thể khiến cho tô phở thêm đẹp về hình thức, thêm chuẩn về hương vị. Một số loại rau khi cho vào giúp dậy mùi cho phần nước lèo cũng như át đi mùi ngai ngái của các loại topping. Chỉ cần hít hà mùi hương đặc trưng của rau thơm là bạn đã muốn cầm ngay muỗng đũa lên thưởng thức.

1.3 Chống ngán, chống ngấy

Ngoài công dụng tạo ra mùi vị đặc biệt cho món phở, rau thơm còn có sứ mệnh giải ngán, chống ngấy nữa đấy. Phở có nhiều topping, thịt, chả mọc, nếu chỉ ăn riêng sẽ khiến nhiều người mau chán. Vậy nên, dùng thêm rau để cân bằng lại là phương án thông minh. Đặc biệt rau sống có tính mát, hạn chế thừa cân nên thưởng thức cùng phở bạn không sợ béo.

rau ăn phở chống ngán

2. 12 loại rau ăn phở: NGON, DỄ MUA, DỄ ĂN nhất

Rau ăn chung với phở phong phú về thể loại, để phải liệt kê thì ít nhất cũng vài chục cái tên. Tùy địa phương, tùy loại phở hay thị hiếu riêng của người ăn mà đĩa rau thơm cũng được thay đổi chứ không cố định. Sau đây là 12 loại rau thơm thân thuộc và quen mặt nhất khi ăn. Hãy xem bạn đã từng thử qua bao nhiêu loại rồi nhé!

2.1 Hành lá

Người ta hay nói vui khi ăn phở thế giới sẽ chia làm 2 thái cực: team không hành và team có hành. Dù thế nào thì cũng phải thừa nhận rằng đây là thứ gia vị “quốc dân” khi ăn phở. Phần hành lá xanh mướt, đầu hành trắng ngần có vị hăng, cay nhè nhẹ. Thế nhưng, khi chần qua nước sôi thì mất hẳn, đọng lại hậu vị ngọt dịu.

Hành lá

Không chỉ vậy, loại rau gia vị này còn giúp giải cảm, ngăn đầy hơi, khó tiêu, át đi hẳn cái mùi khó chịu còn đọng lại trong thịt bò.

2.2 Húng quế

Húng quế hay húng chó là thứ gia vị được khá nhiều thực khách cho vào trong tô phở. Bạn sẽ thấy ở miền Bắc ít người ăn phở với rau húng nhưng ở miền Nam thì nó phổ biến cực kỳ.

Húng quế

Lá húng quế thơm rõ nét, xanh đậm, không có lông cũng không nồng đượm như húng lủi mà mùi rất dễ chịu. Loại rau này có tính át mùi khá tốt, ăn kèm phở bò thì hợp phải biết. Chưa kể theo Đông Y loại rau này giúp giảm căng thẳng, stress, trị chứng đau đầu và giúp tiêu sỏi thận nữa đấy nhé!

2.3 Húng láng

Nếu dân Nam ưa chuộng ăn phở chung với húng quế thì người Bắc lại trung thành với húng láng có mùi thơm nhẹ nhàng. Đây được đánh giá là 1 trong những thứ rau thơm làm nên cái hồn cho phở Hà Nội gốc. Nếu không phải dân hay đi chợ hay người thường xuyên vào bếp thì bạn rất dễ nhầm húng láng với húng quế dù mùi vị chẳng hề liên quan.

Húng láng

Húng láng còn được biết với cái tên khác là húng thơm với phần lá nhỏ, màu xanh vừa phải, thân lùn cùng màu tía đặc trưng. Chính cái mùi thơm dịu nhẹ không bị hăng khiến cho nước dùng giữ trọn vị lại có thêm 1 thứ hương dịu mát kích thích vị giác.

2.4 Mùi

Rau mùi ta ở ngoài Bắc hay ngò rí theo cách gọi của người miền Nam cũng được xem là “bạn cùng tiến” với hành lá trong các món phở. Nếu để bình chọn xem đâu là loại rau thơm được ưa chuộng nhất có khi rau mùi chễm chệ ngay đầu bảng ấy chứ. Rau màu xanh đậm, lành tính đưa hương thơm ngát rất dễ mix chung với hầu hết món phở, cháo, món nước.

Rau mùi

Cũng thật hiếm có loại rau nào mà từ thân đến hạt đều có thể tận dụng để làm gia vị cho phở. Thông thường, người ta cho phần thân dưới của cây ngò rí cộng thêm phần hạt ngò rang thơm cho vào nồi nấu phở để hầm nước dùng. Còn phần ngọn và phần lá thì cắt nhỏ và rắc lên mặt trên của tô phở trông vừa đẹp mắt lại thơm đến khó tả.

2.5 Xà lách

Xà lách là thứ rau sống quen mặt, hầu như các món bún, phở, miến nào cũng có thể mix chung. Rau có màu xanh nhạt, đôi khi là loại màu tím chứa rất nhiều các loại vitamin A, vitamin K, vitamin C. Mùi xà lách không quá đậm, vị cay nhẹ nơi đầu cuống rất dễ ăn lại không phá đi kết cấu của nước lèo.

Xà lách

Ăn phở chung với xà lách không chỉ giải ngán và còn đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Lượng vitamin A phong phú, gấp đôi các loại rau khác cực tốt cho đôi mắt, chất xơ nhiều giúp bạn dễ tiêu.

2.6 Ngò gai

Lá mùi tàu mọc dài chùng 5 – 8cm, quanh viền lá có hình răng cưa khá nhọn, màu đậm, chỉ cần ngửi qua là nhận ra ngay.

Ngò gai

Theo Y học, ngò gai là loại rau lành tính có tác dụng giảm lượng mỡ trong, hỗ trợ điều trị các căn bệnh ho ra đờm hay bị mụn nhọt toàn thân. Bạn lưu ý mùi tàu có vị khá gắt, nếu cho quá nhiều có thể lấn át hết vị của các thành phần khác nên chỉ dùng với lượng vừa đủ thôi nhé!

2.7 Giá đỗ

Giá đỗ rất dễ tìm, dễ mua mà giá lại khá rẻ, thường được thực khách trong Nam lựa chọn để ăn cùng các món phở. Trong khi đó, các hàng phở miền Bắc thì khá hiếm khi thấy sự xuất hiện của thành phần này. Từng cọng giá trắng tinh, thân mình mũm mĩm, căng bóng có tính mát giàu đạm, vitamin E hỗ trợ chống lão hóa cho da

Giá đỗ

Khi ăn phở hay các món nước có thể dùng giá sống hoặc là đem trụng sơ qua với nước sôi. Giá ăn sống thì giòn, mát trong khi giá trụng đảm bảo vệ sinh hơn hẳn. Cho dù thưởng thức giá đỗ với phở theo cách nào đi nữa cũng sẽ tăng thêm vị ngon, thêm nhiều chất dinh dưỡng.

2.8 Tía tô

Tía tô có phần lá bè ngang, viền lá có hình răng cưa nhưng lịa uyển chuyển chứ không hề sắc như ở mùi tàu. Bạn có thể dễ dàng nhận ra nhờ màu tía ở 2 mặt, chưa kể mùi hương nồng của nó. Dòng rau gia vị này này thường dùng trong các món cháo, bún ốc hay các món om chuối đậu

Tía tô

Rau tía tô khá là kén món phở, thường chỉ thích hợp cho phở gà hay các món phở trộn. Nó cũng không phù hợp với số đông nhưng những ai ăn được lại rất ghiền cái mùi đặc trưng, vị cay ngọt. Không những vậy, đây còn là vị thuốc quý có tác dụng giải cảm, giải độc, trị ho cực kỳ hiệu nghiệm

2.9 Kinh giới

Là 1 phiên bản gần giống với tía tô nhưng lá kinh giới có màu xanh lục, kích thước cũng bé hơn nhiều. Xét về hương vị thì loại rau này cay nhẹ, có độ ngọt dịu hơn hẳn so với tía tô nên cũng được yêu thích hơn.

Kinh giới

Nếu tía tô hợp với phở gà thì kinh giới lại là “người tình” của các loại phở bò. Khi ăn thì không thái nhỏ mà để nguyên đọt rồi cho thẳng vào nước dùng hoặc gói chung với miếng thịt. Khi ăn giúp át đi cái mùi ngái của bò. Cũng như tía tô, kinh giới hỗ trợ giải cảm rất tốt, cũng như hiệu quả trong việc trị chứng mày đay, dị ứng.

2.10 Hẹ

Hẹ không phổ biến đến mức “quốc dân” như người anh em hành lá nhưng lại là thứ gia vị làm nên độ nổi tiếng cho thương hiệu Phở Thìn. Sự kết hợp thú vị và mới lạ của chủ quán tưởng chừng sẽ không hợp nhưng lại hợp đến bất ngờ. Thậm chí, nhiều khách quen còn yêu cầu chủ quán cho thêm thật nhiều hẹ vào trong tô phở.

Hẹ

Rau hẹ màu xanh, lá nhỏ không rỗng to như hành lá, mùi cũng đặc trưng hơn. Với những ai ăn được loại rau này thì sẽ mê mẩn không thôi cái mùi thơm dịu, hơi cay nhẹ và có vị chua khi trụng trong nước sôi. Loại rau thơm này được xem như bài thuốc Đông Y giúp cải thiện sức khỏe sau khi ốm dậy, bổ can thận, tốt cho đường ruột.

2.11 Bạc hà

Bạc hà nếu nhìn không kỹ rất dễ nhầm lẫn với húng lủi dù chúng là 2 loài khác biệt. Lá bạc hà màu xanh đậm, bề mặt khá sần sùi và có lông tơ nhỏ, thân mảnh màu xanh hoặc màu tím. Loại rau này có mùi thơm khá nồng, khi ăn có vị cay cay, the the nơi đầu lưỡi rất hợp với các món phở nước và phở trộn.

Bạc hà

Chỉ cần vài lá bạc hà bỏ vào trong nước dùng là đã dậy mùi thơm đến khó mà cưỡng lại. Bạc hà chứa nhiều tinh dầu nên khi ngửi vô cùng dễ chịu. Đã thế, còn chứa các enzym có lợi cho hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giúp điều trị ho khan, giải cảm, giảm cân.

2.12 Hành tây

Hành tây là thứ gia vị tạo nên mùi vị đặc biệt cho nước dùng phở. Nhiều hàng quán còn có thêm hành tây ngâm giấm hay thái khoang thả trực tiếp vào tô phở bò. Dù ăn theo kiểu nào thì cũng phải khẳng định đây là loại nguyên liệu rất hợp rơ với phở xưa.

Hành tây

Từng lát hành tây trắng hồng nổi trên mặt của tô phở ăn giòn sần sật, vị cay và hăng nhẹ hòa quyện với mùi bò không hề khó chịu. Đồng thời, bản thân của hành tây cũng rất giàu tinh dầu, tốt cho dạ dày, ngăn tình trạng chướng bụng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về 12 loại rau ăn phở quen mặt nhất, mỗi loại lại có mùi vị và công dụng riêng. ? Nếu có cơ hội đừng ngại ngần thử các loại rau thơm khác để có những trải nghiệm ẩm thực mới mẻ nhé!

Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Để lại bình luận, đánh giá cho bài viết này