Mở cửa: 7h30-17h30 các ngày từ thứ 2 - Chủ nhật

Cấu Tạo Tủ Nấu Cơm Công Nghiệp: Chi tiết & Cụ thể nhất

Cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp tuy không quá rườm rà, nhưng tích hợp khá nhiều chi tiết đắt giá mà bạn cần nằm lòng nếu muốn vận hành trơn tru. Nếu chưa có được thông tin cơ bản về những bộ phận này thì bạn đừng bỏ lỡ bài viết sau nhé!

1. Cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp: 10 bộ phận thiết yếu

Tủ cơm công nghiệp được hợp thành từ nhiều bộ phận thiết yếu khác nhau. Trong đó, mỗi chi tiết đảm nhận 1 vai trò và cùng làm nên chức năng chung của thiết bị.

1.1 Thành tủ

Với nhiều thiết bị, phần thành bao quanh chỉ có vai trò định phom cho tạo hình của tủ. Thế nhưng, ở dòng sản phẩm này, bộ phận trên còn được biết đến với khả năng giữ nhiệt siêu đỉnh nhờ sự xếp lớp xen kẽ giữa inox 304 và foam cách nhiệt. Nhờ vậy, nhiệt sinh ra được “cố thủ” trong lòng khoang hấp, không bị thất thoát ra môi trường ngoài. Cùng với đó, mặt ngoài của tủ sẽ luôn mát lạnh, không bị tăng nhiệt do ảnh hưởng của hoạt động đun nấu.

foam cách nhiệt dày

1.2 Khay đựng

Khay đựng của tủ hấp có 2 phiên bản: 1 là bằng nhựa ABS cao cấp và có tính đàn hồi cao, chống bám bẩn tuyệt đối, 2 là bằng hợp kim sơn tĩnh điện siêu bền bỉ và rắn chắc. Chúng có các mấu và gờ chuyên biệt để liên kết với thành tủ, cố định vị trí trong khoang hấp. Chức năng của khay là làm thành nơi neo đậu của nguyên liệu/thực phẩm khi chế biến. Đồng thời, giúp tận dụng triệt để không gian theo chiều dọc để gia tăng sức chứa của thiết bị.

khay đựng tủ cơm

1.3 Cửa tủ

Cửa tủ được setup ngay mặt tiền, gồm 2 cánh nằm song song nhau. Được gia cố ở trạng thái đóng bằng hệ khóa chốt chắc chắn. Về cơ bản, cấu tạo cửa tủ không có sự sai khác so với thành tủ. Tuy nhiên điểm khác là trong quá trình vận hành sẽ thay đổi vị trí linh hoạt.

Và có 3 chi tiết đặc biệt giúp hỗ trợ điều đó:

  • 1 là khớp bản lề giữa cửa với thành tủ giúp xoay góc lên tới 120 độ,
  • 2 là gioăng cao su giúp lấp kín khe hở ở mối tiếp giáp,
  • 3 là các gờ lồi lõm giúp tạo độ bám dính và ăn khớp giữa cửa tủ với kết cấu chung.

cửa tủ cơm 3 lớp

1.4 Đồng hồ áp suất

Đồng hồ áp suất là 1 trong những chi tiết cực “ăn tiền” của thiết bị. Chúng được bố trí ở bên ngoài, giao diện same same các đồng hồ đo giờ truyền thống. Có điều trên màn hình sẽ hiển thị sự thay đổi áp suất thông qua hoạt động lên xuống của kim chỉ. Bộ phận này có sự kết nối với không gian của khoang hấp và đo đạc 1 cách chính xác áp suất của môi trường này.

Nhờ đó người đứng bếp có thể xác định được môi trường đun nấu đã lý tưởng hay chưa, cần tăng hay giảm áp lực hơi nóng. Sau giai đoạn đun nấu cũng cần dựa vào chi tiết này để xem khoang hấp đã trở lại trạng thái bình thường hay chưa rồi tiếp cận. Như vậy, sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh được sự cố không đáng có do mở cửa khi áp suất khoang hấp còn quá cao.

đồng hồ theo dõi áp suất

1.5 Bảng điều khiển

Đây chính là bộ phận nắm phần chuôi toàn bộ diễn tiến của quá trình đun nấu. Chúng được lắp đặt ngay ở phía trên trong khu vực mặt tiền của thiết bị. Trên bảng điều khiển hiển thị rõ các chi tiết quan trọng như: đèn báo, nút điều chỉnh nhiệt độ, thời gian, cả công tắc ngắt nguồn 

Và sau khi cho nguyên liệu vào khoang chứa thì mọi thao tác của người đứng bếp đều xoay quanh bộ phận trên. Không phải lọ mọ tiếp lửa hay cấp nước như cách làm truyền thống. Đặc biệt, bảng điều khiển sẽ fix cứng các thông số quan trọng trong tiến trình chế biến. Nhờ đó mà việc đun nấu có tính định hướng cao, ít xảy ra sai sót.

núm điều chỉnh tiện lợi

1.6 Khoang gia nhiệt

Khả năng gia nhiệt của thiết bị luôn khiến người dùng phải trầm trồ thán phục. Tùy từng dòng sản phẩm, bạn có thể bắt gặp thiết bị chạy bằng điện, gas hoặc điện gas tích hợp. 

khoang gia nhiệt tủ điện gas

Khi chạy bằng điện thì bộ phận gia nhiệt chính là mayso nằm dưới đáy của khoang chứa nước. Điều đặc biệt là việc cấp nước cho hoạt động của bộ phận này diễn ra hoàn toàn tự động nhờ sự góp mặt của phao chống tràn.

Khi chạy bằng gas thì đã có sự hỗ trợ của núm đánh gas siêu tiện lợi. Và nếu trong thiết bị đính kèm cả 2 nguồn năng lượng này thì trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn cũng sẽ luôn có giải pháp thay thế để duy trì hoạt động.

1.7 Ống xả khói 

Đây là chi tiết chỉ được setup ở những dòng tủ chạy bằng gas hoặc gas điện tích hợp. Chúng gồm 2 ống nằm áp sát phần lưng tủ, thiết kế song song nhau và nối thông với buồng đốt của thiết bị. Khi vận hành, khí thải tạo ra sau khi đốt cháy khí gas sẽ được dẫn định hướng qua chi tiết này rồi dẫn lên cao và xả ra bên ngoài. Như vậy, khu vực đun nấu sẽ ít bị ảnh hưởng bởi tác nhân gây hại này.

ống xả khói định hướng khí thải

1.8 Van xả khí

Vì hoạt động gia nhiệt diễn ra liên tục nên hơi cũng sinh ra liên tục. Nếu không có đầu ra cho hơi thì áp suất trong khoang hấp sẽ tăng đột biến, có thể gây bục nổ. Và sự hiện diện của van xả khí sẽ giúp bạn chặn đứng nguy cơ này. Thông thường, hơi xả ra có nền nhiệt khá cao nên để đảm bảo an toàn thường được setup ở mặt sau của tủ.

van xả khí tủ cơm

1.9 Van xả nước

Van xả nước được nối thông với khoang chứa nước (hay còn gọi là khoang gia nhiệt). Như vậy sau tiến trình đun nấu, nếu nước dư thừa chỉ cần mở van là xong. Không phải hì hụi múc nước bỏ đi cho mệt sức. Bên cạnh đó, chi tiết này cũng phát huy tác dụng ở khâu làm sạch lòng trong của tủ sau chế biến. Bạn cứ việc cho nước và xà phòng để lau chùi thoải mái vì công đoạn xả thải đã có bộ phận này đảm đương. 

van xả nước tiện lợi

1.10 Bánh xe

Nhắc đến bánh xe, bạn sẽ nghĩ ngay đến tác dụng di dời thiết bị từ nơi này đến nơi khác. Đây cũng là chức năng cắm chốt của bộ phận này ở tủ cơm công nghiệp. Ngoài ra, nhờ khả năng chịu lực siêu tốt, bộ phận trên còn có vai trò như vùng đệm. Giúp nâng đỡ toàn bộ kết cấu bên trên và ngăn cách với mặt đất. Từ đó, giúp hạn chế nguy cơ dẫn ẩm và tác động gây hại của các yếu tố ngoại cảnh khác.

bánh xe linh hoạt

➤ ➤ ➤  XEM THÊM: Tủ nấu cơm công nghiệp 10 khay

2. Nguyên lý hoạt động của tủ hấp cơm công nghiệp

Có 2 cơ chế vật lý được ứng dụng trong quá trình vận hành tủ hấp cơm công nghiệp. Đó là chuyển hóa điện thành nhiệt và “hô biến” nước từ trạng thái lỏng sang hơi để làm chín thức ăn. Cụ thể, khi khởi động thiết bị, dây điện trở trong mayso sẽ tiếp nhận điện năng và biến thành nhiệt, tỏa ra môi trường nước.

Nước nhận nhiệt sẽ được đun nóng nhanh chóng, đến 100 độ C chúng hóa hơi. Hơi bay lên cao và bao phủ toàn bộ nguyên liệu trong khoang hấp. Khi nguyên liệu nhận đủ nhiệt và độ ẩm, chúng sẽ được làm chín theo thời gian đã được setup sẵn từ trước đó.

3. Cách thức vận hành tủ cơm công nghiệp lâu bền, tiết kiệm điện

3.1 Cách sử dụng

sử dụng tủ cơm

  • Bước 1: Kiểm tra tất cả các chi tiết của thiết bị để loại trừ sự cố không mong muốn. Đáng chú ý nhất là mayso, hệ thống dây dẫn và độ kín khít của khu vực cửa tủ.
  • Bước 2: Cho nguyên liệu đã qua sơ chế vào trong các khay, chú ý không xếp chồng chất mà cho vào lượng vừa đủ đúng như khuyến cáo. Sau đó, đóng cửa và khóa chốt kỹ càng
  • Bước 3: Khởi động thiết bị, cài đặt chế độ nấu trên bảng điều khiển sao cho phù hợp với từng loại thực phẩm
  • Bước 4: Theo dõi diễn tiến của quá trình nấu hấp, sau đúng thời gian cài đặt thì chờ van xả khí hoạt động. Quan sát thấy giá trị áp suất trở về trạng thái bình thường mới mở cửa tủ để tận thu thành phẩm.
  • Bước 5: Ngắt nguồn và vệ sinh thiết bị rồi xả thải qua van xả đáy. Sau đó lau khô từ trong ra ngoài là hoàn thiện.

3.2 Lưu ý khi sử dụng

lưu ý khi sử dụng tủ cơm

  • Luôn làm sạch thiết bị sau mỗi lần chế biến để lần sử dụng không bị ám mùi, luôn đảm bảo vệ sinh
  • Bảo dưỡng thiết bị mỗi tháng 1 lần kể cả khi không hư hỏng. Nên nhớ có những lỗi ngầm chưa biểu hiện ra bên ngoài. Phải qua khâu kiểm tra của KTV thì mới có thể phát hiện sớm và xử lý triệt để

Qua bài viết trên, hẳn bạn đã nắm trong lòng bàn tay cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp rồi phải không? Những hiểu biết này sẽ là điểm tựa để bạn vận hành thiết bị đúng cách, phát huy tối đa công năng nhưng vẫn duy trì được độ bền.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Để lại bình luận, đánh giá cho bài viết này