Thời điểm cuối năm là lúc để mọi người gác lại những công việc của năm cũ, quay về bên gia đình để cùng chào đón một năm mới. Nhà nào cũng tất bật, sửa soạn quần áo, nhà cửa, tự tay làm những món ngon để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Trong số đó phong tục gói bánh chưng ngày Tết thu hút nhiều người hơn tất cả. Vậy tục này có từ bao giờ? Quy trình để gói được một chiếc bánh chưng bao gồm những công đoạn nào? Hãy cùng đi tìm đáp án cho những câu hỏi trên ngay tại đây nhé!
Phong tục gói bánh Chưng ngày tết – nét đẹp văn hóa lâu đời
Với sự phát triển, hội nhập toàn cầu thì các quốc gia ngày một phát triển, những phong tục tập quán dần bị mai một. Tuy nhiên Việt Nam là một quốc gia tiên tiến nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Tục gói bánh chưng là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời của nền văn minh lúa nước tại Việt Nam.

Tương truyền rằng món bánh ngon này đã có từ thời Vua Hùng, do chàng Lang Liêu đã sáng tạo ra. Từ đó cho đến tận ngày nay, con cháu Lạc Hồng cứ đến các dịp lễ Tết lại thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với ông cha, tổ tiên bằng việc dùng bánh chưng để làm lễ vật. Đây là một nét đẹp truyền thống không thể thiếu mỗi khi Tết đến, mọi người quây quần bên nồi bánh chưng nghi ngút khói thể hiện sự đoàn tụ, ấm cúng.
Một số loại bánh chưng phổ biến trong ngày
Do bánh chưng đã xuất hiện từ rất lâu, dó đó qua mỗi một thế hệ món bánh này lại được sáng tạo, biến tấu với nhiều hương vị, hình thù khác nhau. Ngoài bánh chưng xanh lá dong ra thì còn rất nhiều loại bánh chưng khác, có thể kể đến như:
Bánh chưng nhân thịt gà, cá
Khác với món bánh chưng truyền thống với nhân thịt lợn và đậu xanh, món bánh chưng này có nhân là thịt gà hoặc cá hồi. Miếng thịt và vá cá hồi làm nhân bánh được cắt miếng to bằng bán tay đem đi uớp cùng một số gia vị và cả hạt tiêu. Mỗi chiếc bánh nặng khoảng 800gr, luộc trong 12 tiếng như bánh chưng truyền thống.

Bánh chưng gù
Một vài năm về trước món bánh này mới được nhiều người biết đến, đây là loại bánh truyền thống của người dân tộc Dao Đỏ sống ở vùng Tây Bắc nước ta. Chiếc bánh chưng gù có nhân là thịt lợn và đỗ xanh, tuy nhiên kích thước của chúng khá nhỏ, múp ở phần lưng bánh giống như 1 cái lu do vậy mà sẽ vừa tay, rất dễ cầm.
Bánh chưng Nghệ An
Bánh chưng Vĩnh Hòa tại Nghệ An vô cùng nổi tiếng. Điểm nhấn của loại bánh chưng này là hai chiếc bánh được gói lại với nhau tạo một cặp. Mỗi một chiếc bánh có hình kim tự tháp cụt chứ không vuông vức như những tấm bánh chưng truyền thống. Món bánh này khi chín sẽ có hương thơm nồng nàn cũng vị cay nhẹ của tiêu.

Hướng dẫn cách gói bánh chưng ngày Tết Cổ Truyền
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng
Một chiếc bánh chưng vuông truyền thống tiêu chuẩn sẽ có trọng lượng là 800gram.
- Đỗ Xanh: 160gram
- Gạo Nếp: 640gram
- Thịt Heo: 100gram
- Lá Dong: 4 Lá
- Lạt Buộc: 5 Sợi
- Gia Vị: Mắm, Muối, Bột Ngọt, Hạt Tiêu

Quy trình gói bánh chưng bằng khuôn
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Lá dong bạn đem rửa sạch từng chiếc một để loại bỏ những hạt bụi bám trên phiến lá cũng như những chiếc lá bị rách. Sau đó dùng khăn lau khô từng chiếc một rồi để gọn vào một chỗ.
- Gạo nếp bạn rửa qua với nước một vài lần, sau đó ngâm từ 6 đến 8 tiếng để gạo có thể nở. Vo gạo cùng với nước cho đến khi nước gạo trong thì để ráo nước.

- Đỗ xanh bạn rửa sạch với nước rồi ngâm trong nước ấm khoảng 2 tiếng. Bắc nồi nước cho vào một chút muối rồi luộc chín đỗ, dùng máy xay hoặc thìa làm nhuyễn đỗ ra. Cho một chút hạt tiêu vào đỗ rồi vo đỗ lại thành những viên hình tròn.
- Thịt heo bạn thái ra thành những miếng to bằng lòng bàn tay có cả nạc lẫn mỡ rồi đem đi ướp cùng một chút mắm và bột nêm.
Bước 2: Gấp và xếp lá dong
Lá dong sau khi đã cắt bỏ hai đầu, bạn gấp đôi lá lại sao cho mặt bóng úp vào trong. Gấp miếng lá vào bên trong để tạo thành hình tam giác rồi mở rộng lá ra, tay trái cố định một đầu lá, tay phải đặt lên miếng lá để cố định mặt phẳng. Dùng tay phải ấn ngược lại đường gấp tam giác vào trong, di chuyển tay trái để lá đứng dậy tạo thành 2 mặt phẳng vuông góc với nhau. Vuốt lại một lần nữa các đường vừa gấp giúp cho các cạnh thêm chắc chắn hơn.

Tiếp theo là bạn xếp 2 lá vừa gấp vào 2 góc đối diện nhau của khuôn làm bánh chưng. Miếng lá nhỏ bạn hạ xuống dưới đáy và gấp vào bên trong để chúng có thể đan xen và cố định lại với nhau. Sử dụng phần ngọn lá mới cắt đặt vào 4 góc của khuôn bánh để làm kín những chỗ hở.
Bước 3: Gói bánh chưng
Bạn đặt 2 sợi dây lạt dưới khuôn bánh sao cho vuông góc với tư thế của người ngồi gói. Đầu tiên bạn đổ 1 bát gạo nếp vào bánh, lấy tay dàn đều phần gạo ra rồi bỏ nửa viên đỗ xanh để lên trên lớp gạo. Sau đó cho thịt heo vào và cho nốt phần đỗ xanh còn lại sao cho đỗ bao bọc toàn bộ thịt. Đổ tiếp 1 bát gạo nếp vào và vỗ nhẹ vào khuôn để gạo rơi xuống lấp đầy chỗ trống.
Sau cùng bạn đặt lên lớp gạo một tấm lá vuông, mặt lá xanh bóng úp vào gạo. Dùng tay ấn lên trên bề mặt lá để gạo nếp dẹt đều ra 4 góc của bánh chưng. Bạn gập lá ở 2 đầu đối diện của bánh chưng để tạo viền tam giác và làm tương tự đối với 2 bên lá còn lại.

Rút khuôn ra khỏi bánh, dùng dây lạt xoắn chặt tay và buộc cố định tạm thời. Sau đó buộc hay dây song song với nhau, buộc thêm 3 dây nữa vuông góc với hay dây ban đầu để tạo ra những ô vuông. Sau khi đã cố định 5 dây thật cẩn thận thì bạn dùng kéo cắt bớt những phần dây lạt thừa.

Bước 4: Luộc bánh chưng
Luộc bánh chưng không hề đơn giản do thời gian luộc bánh khá lâu. Trong quá trình luộc bạn cần phải lưu ý đến một số chi tiết nhỏ sau đây thì chiếc bánh chưng khi chín mới ngon, đạt tiêu chuẩn và không bị vỡ nát.
Trước khiếp toàn bộ bánh vào nồi bạn có thể xếp một lớp cuống lá dong bên dưới đáy nồi, để khi luộc thì bánh chưng không bị dính và cháy ở phía dưới. Bạn sắp xếp bánh ngay ngắn, chồng lên nhau hơi chật một chút để những tấm bánh được cố định không bị xô đẩy.

Sau khi nước trong nồi đã sôi thì bạn giảm nhiệt độ của nồi xuống, chỉ duy trì nhiệt ở mức trung bình trong suốt quá trình luộc từ 6 đến 8 tiếng. Chú ý quan sát, cấp đủ nước đảm bảo rằng tất cả bánh đều ngập trong nước thì bánh mới chín đều.
Bí kíp luộc bánh chưng chín nhưng vẫn xanh
Để luộc được bánh chưng chín thì không hề khó, tuy nhiên để bánh chín có được một màu xanh như màu lá dong thì không phải ai cũng biết. Hãy bỏ túi ngay những bí kíp luộc bánh chưng của những người thợ trong làng nghề bánh chưng nhé!
Sử dụng nồi bánh chưng điện

Thay vì sử dụng nồi luộc bánh chưng truyền thống như trước kia thì hiện nay một số hộ gia đình, làng nghề đã chuyển sang dùng nồi điện luộc bánh chưng. Không chỉ giúp cho bánh chín nhanh, đều và quan trọng hơn hết là chúng có một màu xanh đẹp tuyệt vời. Hiện nay sản phẩm nồi bánh chưng điện Quang Huy với chất liệu inox 304 sáng bóng, dễ dàng vệ sinh, thân thiện với môi trường đang là sản phẩm được rất nhiều khách hàng săn đón, tìm mua.
Chần lá dong gói bánh bằng nước sôi
Trong lúc làm sạch, sơ chế lá dong bạn nên chần lá qua với nước sôi để cho lá mềm và dễ gói hơn. Không chỉ vậy với cách làm này sẽ giúp cho bán diệt hết những loại nấm mốc, chất gây hại và làm cho lá xanh hơn đáng kể. Lưu ý bạn phải rửa cẩn thận từng chiếc lá một qua nhiều lần nước sau đó dùng khăn lau khô nước trên lá rồi mới gói bánh.

Sử dụng nước lá chanh hoặc nước lá dứa
Nước lá dứa xanh và nước chanh là dung dịch nước tạo nên môi trường kiềm. Vì vậy bạn có thể sử dụng một trong hai loại nước này để ngâm gạo nếp trước khi gói bánh. Điều này không chỉ giúp cho bánh có một màu xanh tự nhiên mà nó còn giúp cho bánh chín nhanh hơn.
Xu hướng trang trí bánh chưng ngày Tết
Một món ăn ngon nếu như được trang trí, trình bày đẹp thì chắc chắc sẽ kích thích sự muốn ăn của tất cả mọi người. Món bánh chưng cũng vậy, đặc biệt là trong dịp Tết khi mà tất cả mọi thứ đều mới thì sự độc đáo của món bánh chưng cũng có thể tạo điểm nhấn cho mâm cỗ. Bạn có thể trang trí bánh chưng tùy theo sở thích và thẩm mĩ của mình.

Bạn có thể sử dụng quả ớt,quả cà chua hay củ dưa leo, củ cải trắng để tạo thành những hình bông hoa đơn giản như đẹp vô cùng. Nếu như khéo tay hơn một chút, bạn có thể dùng các loại bột để tạo hoa cho bánh chưng.
Mẹo bảo quản bánh chưng được lâu
Bánh chưng là món đòi hỏi khá nhiều sự tỉ mỉ cũng như thời gian để hoàn thành, do đó một khi đã làm mọi người thường làm với số lượng lớn để sử dụng được lâu hơn. Nếu như biết đến một số mẹo dưới đây thì việc bảo quản bánh chưng của bán sẽ dề dàng hơn bao giờ hết.

- Trong quá trình gói bánh bạn không nên gói bánh quá lỏng, do nếu bánh lỏn thì khi nấu các nguyên liệu sẽ bị rời rạc và rất nhanh bị hỏng.
- Sau khi bánh đã được luộc chín, chờ đến khi bánh nguội bạn cho bánh vào rửa qua với nước lạnh sạch. Điều này giúp loại bỏ hết những lớp mỡ bên ngoài rồi để ráo nước cho đến khi bánh khô bạn cho bánh vào túi và hút chân không. Nếu như bảo quản bánh trong ngăn đá tủ lạnh bạn sẽ để được từ 15 cho đến 20 ngày.
- Nếu như trong quá trình bảo quản thấy vỏ bánh xuất hiện những đốm nấm mốc nhẹ ở bên ngoài lá dong. Bạn có thể hơ bánh trên ngọn lửa nhằm loại bỏ nấm mốc và tiếp tục bảo quản.
Gói bánh chưng là một nét đẹp của dân tộc, mang niềm kiêu hãnh của cả một quốc gia. Truyền thống gói bánh chưng ngày Tết chắc chắn sẽ không bị mai một nếu như chúng ta tiếp tục kế thừa và phát huy. Hy vọng rằng với những chia sẻ thực tế ở bên trên sẽ có thẻ giúp ích cho bạn. Chúc bạn có thể tự tay gói được những tấm bánh chưng vuông vắn dâng lên làm lễ vật trong các mâm cỗ Tết nhé!
Để lại bình luận, đánh giá cho bài viết này