Mở cửa: 7h30-17h30 các ngày từ thứ 2 - Chủ nhật

10 Kinh nghiệm mở quán phở: Vốn ít, Rủi ro thấp, Lãi cao

Muốn mở quán phở thì chủ quán cần phải xây dựng nền móng, hành trang thật vững chắc. Vậy mới có thể cạnh tranh cùng các thương hiệu đã nổi tiếng trước đó. Thực tế, đây là mô hình làm giàu nhanh chóng nhưng kèm theo rất nhiều áp lực. Bởi bạn đang đi trên con đường mà rất nhiều người đã đi và đạt được thành tựu lớn. 

1. Giải đáp nhanh: Mở quán phở cần bao nhiêu vốn? 

Khó có thể trả lời cụ thể cho câu hỏi này bởi còn tùy thuộc quy mô và hình thức. Người bán mở quán diện tích nhỏ nhưng bài trí kiểu sang trọng sẽ khác. Mà thuê mặt bằng rộng nhưng chỉ chạy theo mô hình bình dân thì lại cần số vốn khác.

Mở quán phở bao nhiêu vốn

Lấy ví dụ cụ thể, bạn mở 1 tiệm với:

  • Diện tích: Khoảng 35-50m2
  • Sức chứa: 25-30 người/cùng thời điểm. Trừ quầy hàng thì sẽ đặt được khoảng 4-6 chiếc bàn lớn (loại cho 4 người/bàn). 
  • Mặt tiền: 1 mặt, tại khu phố sầm uất, đông dân, vỉa hè rộng, chi phí thuê10 triệu đồng/tháng. 

Giả dụ bạn mở bán theo kiểu bình dân, biển hiệu bạt Hiflex thông thường,… Có sắm sửa các trang thiết bị tối thiểu như nồi phở điện, tủ lạnh, quạt máy,… Dụng cụ bát, đũa,… có chất liệu thuộc tầm trung. 

Tổng hợp hết tất cả các khoản trên, bạn cần chuẩn bị tối thiểu 60 triệu (chưa kể chi phí nguyên liệu). Ngoài ra, cần chuẩn bị vốn dự trừ cho 1-3 tháng đầu. Vì đây là thời điểm lượng khách chưa ổn định. Do đó, cầm chắc tay khoảng 80 triệu thì bạn sẽ mở được quán với các mô tả như trên. Con số này có thể tăng hoặc giảm theo kế hoạch, mục tiêu chủ đầu tư.

Mở quán bán phở

 

2. 10+ kinh nghiệm mở quán phở – chìa khóa kinh doanh thành công

Mở tiệm độc lập hao tốn nhiều công sức, tiền bạc nên cần phải nghiêm túc và kiên trì. Không phải hứng lên là làm 1 cách vội vàng, đáp ứng mục đích cho bằng được. Chán thì lại bỏ, hết nhiệt huyết, không rõ lối đi trong tương lai. Nếu xác định quyết tâm thì ghi lại ngay những bí quyết sau. 

2.1 Chuẩn bị kế hoạch mở bán cụ thể

Đây chính là việc đầu tiên và chắc chắn phải làm. Thực tế đã chứng minh rằng những người làm việc theo plan sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn. Khi đó, bạn sẽ xác định được mục tiêu và hướng đi thích hợp. Giúp theo sát tiến trình thi công và đánh giá tổng quan khi hoàn thiện. 

2.2 Xác định tệp khách hàng trọng tâm

Phở là món ăn hấp dẫn với thực khách mọi độ tuổi. Tuy nhiên, tùy vị trí đặt quán cũng như phân nhóm khách mà giá sẽ khác nhau. Nếu biết trước nhóm khách tiềm năng, bạn sẽ xây dựng được menu sát sao hơn. Bên cạnh đó là cân đối mức giá sao cho phù hợp, xứng đáng.

Xác định tệp khách hàng của quán phở

2.3 Chọn mặt bằng kinh doanh tốt

Công việc chắc chắn sẽ khởi sắc khi hội tụ đủ “thiên – địa – nhân”. Vì thế tìm kiếm khu vực để mở bán cần sự kỹ lưỡng. Nên tham khảo đánh giá của các hàng quán xung quanh. Kết hợp thêm việc quan sát tối thiểu 3 ngày. Nếu thấy vị trí đáp ứng được các tiêu chí, hãy đi đến thỏa thuận 1 cách khéo léo.  

2.4 Trang trí quán bán phở đẹp, độc, thu hút

Thể hiện style cá nhân qua cách bài trí giúp tạo sự gần gũi với khách hàng. Không nên dùng quá nhiều màu sắc sặc sỡ hay font chữ khó nhìn, rất rối mắt. Tốt nhất, hãy xác định trước chủ đề, hướng các chi tiết tô điểm theo đúng concept. Kể cả bảng hiệu, menu, sơn tường, dụng cụ,… đều phải có sự đồng nhất. 

2.5 Trang bị bộ nồi phở và dụng cụ bếp nấu hiện đại

Dù năng suất cần đáp ứng lớn hay nhỏ, bạn vẫn nên đầu tư bộ nồi phở điện. Có rất nhiều mẫu với dung tích đa dạng, thỏa mãn intent search của khách. Bạn có thể chọn dạng nồi đơn, đôi hay bộ 3, miễn sao hiệu suất ổn định. Ngoài ra còn phải chú ý tới thiết bị khác, giúp quy trình phục vụ trở nên chuyên nghiệp.

Đầu tư trang thiết bị bếp nấu phở

2.6 Học cách nấu phở ngon để bán

Nếu biết cách nấu ngon, bạn có thể trực tiếp tham gia vào các khâu chế biến. Từ đó tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng. Hơn nữa, bản thân bạn là người đứng bếp sẽ dễ dàng đánh giá chất lượng.

Tất nhiên, bạn có thể “truyền nghề” cho ai đó sau này và lui về sau quản lý. Thế nhưng, trong giai đoạn đầu nên tự làm sẽ tốt hơn. Nếu không biết cách nấu phở ngon thì rất khó cạnh tranh đấy nhé!

✘✘✘ NÊN THAM KHẢO: Cách nấu phở gà Hà Nội

2.7 Chọn nguồn cung thực phẩm giá rẻ, hợp vệ sinh

Muốn thu được lợi nhuận cao, chắc chắn phải tìm được NCC nguyên liệu giá rẻ. Về lý thuyết là vậy, nhưng thực tế người bán hàng phải đặt ATVS lên hàng đầu. Nếu bạn vì rẻ mà nhập nguồn kém chất lượng, thực phẩm không tươi thì sẽ gây nguy hiểm. Thực khách ngày càng nhạy bén trong việc ăn uống bên ngoài. Vì thế, ngay từ đầu đã mất thiện cảm thì bạn rất khó vực dậy lòng tin.  

2.8 Đồng bộ vật dụng ăn uống trong quán

Vật dụng trong quán bao gồm bàn, ghế, đũa, thìa,… Các gia giảm đặt trên bàn như hũ giấm, ớt, lọ tăm,… Hoặc 1 số đồ bên lề như chén đựng nước tương, rổ rau sống,… Nếu tất cả đều được đồng bộ theo 1 phong cách nhất định thì sẽ mang lại hiệu ứng tuyệt vời.

Đồng bộ dụng cụ ăn phở

2.9 Tuyển nhân viên phục vụ và đào tạo chuyên nghiệp

Hàng quán bình dân cũng không lấy cớ “giá rẻ” mà qua mặt khách hàng về dịch vụ đâu nhé! Đấy chỉ là quan niệm xưa, thực khách tặc lưỡi “thôi thì bình dân không mong phục vụ 5 sao”. Thế nhưng ngày nay, bất cứ đâu cũng được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí: Chất lượng và dịch vụ. Vì thế, dù quán nhỏ hay lớn, hãy tuyển nhân viên có chọn lọc. 

2.10 Tạo chiến dịch PR, marketing hút khách

Tạo chiến dịch PR, MKT để hút khách đến buổi khai trương bằng cách phát tờ rơi quanh khu vực. Hoặc treo băng rôn lớn “coming soon” trước 3-5 ngày, kèm theo đó là vài ưu đãi đặc biệt. Những tips này sẽ giúp thu hút thực khách từ giai đoạn đầu.

Pr quán phở

Nếu không đủ nguồn vốn cho PR, bạn cứ tiếp tục vận hành như thường. Sau khi ổn định dần và đi vào quỹ đạo thì tiến hành quảng cáo thương hiệu cũng không muộn.

2.11 Kết hợp bán hàng trực tuyến

Nếu có mặt trên các app giao hàng thì thương hiệu của bạn sẽ được biết đến nhiều hơn. Điều đó còn tạo sự tiện lợi cho những người ở xa nhưng muốn thưởng thức món ăn của tiệm. Vì vậy, nên đăng ký cửa hàng online để đa dạng hóa dịch vụ, tạo lợi thế cơ bản. 

3. Phòng tránh những lỗi thường gặp khi kinh doanh quán phở

Kinh doanh quán ăn rất dễ xảy ra nhiều vấn đề ngoài dự tính. Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị thì bạn sẽ luôn trong tư thế sẵn sàng, giải quyết nhanh chóng. 

3.1 Không tính toán vốn dự trù giai đoạn mở ban đầu

Nhiều người thường có thói quen “lũ quét tới đâu, đắp đê tới đó”. Vì vậy, họ chỉ chuẩn bị đúng số vốn cần thiết, nếu có dư cũng chỉ là 1 lượng rất nhỏ. Đây thực sự là vấn đề lớn! Bởi kế hoạch nằm trên giấy sẽ rất khác biệt khi triển khai thực tế. Bạn cần có khoản tiền để chuẩn bị cho những việc phát sinh.

tính toán vốn dự trù kinh doanh quán phở

Ví dụ như phải lắp đặt lại toàn bộ hệ thống điện và nước theo ý muốn. Khi đó, bạn phải chịu chi phí đường ống, dây điện,… nằm ngoài kế hoạch. Nếu không dự trù kinh phí, mọi việc sẽ bị trì trệ, không kịp tiến độ. Hơn nữa, bạn phải đối mặt vấn đề doanh thu chưa ổn định lúc đầu. Thậm chí có ngày còn lỗ so với tiền cost phải chi ra. Cần có khoản chi để bù đắp vào lỗ hổng này, duy trì kinh doanh chất lượng. 

3.2 Chỉ hợp tác với 1 bên cung cấp thực phẩm

Nên nhập nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhưng cần thống nhất về mặt tính chất. Chẳng hạn chỗ này chuyên cung cấp thịt bò tươi mỗi ngày, chỗ kia lại phân phối rau sạch. Ngoài ra, cần chuẩn bị trước phương án 2 nếu không may NCC quen thuộc nghỉ bán. Vì thế, khi thử nghiệm các đơn vị thì nên chọn từ 2-3 điểm phân phối. 

3.3 Không quản lý, quán xuyến quán tốt

Có nhiều chủ tiệm nấu ăn rất ngon nhưng lại không biết cách quản lý nhân viên và công việc. Vì vậy, thương hiệu chỉ duy trì được trong GĐ đầu và dần bị xuống cấp sau đó. Nếu không đào tạo nhân viên phục vụ thật tốt, bạn rất dễ bị chỉ trích từ thực khách. Chẳng có ai muốn quay lại nơi đã tạo ra những trải nghiệm tệ hại.

Quản lý công việc kinh doanh quán phở

Vì vậy, song hành cùng tô phở ngon cần có thái độ niềm nở, tôn trọng khách hàng. Tối thiểu hãy tuyển và hướng dẫn NV với các tiêu chí cơ bản như vậy. Bên cạnh đó, nên thiết lập bảng tính ghi lại thu – chi rạch ròi, kể cả những khoản nhỏ nhất. Đặt ra mục tiêu mỗi tháng/quý để có chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Không nhất thiết mở quán phở thì chỉ bán mỗi món ăn này đâu nhé! Ngoài những kinh nghiệm trên, bạn hoàn toàn phát triển được thương hiệu bằng cách xây menu đa dạng. Có nhiều lựa chọn phong phú sẽ khiến thực khách ghé đến mỗi ngày và dần trở nên gắn bó. 

Đăng ký tư vấn miễn phí

Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn

Để lại bình luận, đánh giá cho bài viết này